Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI


Câu 1. Nước ở trên thanh sắt có nhiệt độ là 1000C sẽ bay hơi nhanh hơn. Do khi vẩy nước lên thanh sắt nóng đỏ thì do có lớp hơi nước dẫn nhiệt kém bao bọc nên nước bốc hơi chậm và có hiện tượng giọt nước nhảy lên xuống trong một khoảng thời gian ngắn. Còn ở thanh sắt 1000C không có hiện tượng này.


Câu 2. Vecni sẽ làm cho nước trong gỗ khó bốc hơi.
Câu 3. Hai tấm kính đặt úp vào nhau có lực liện kết giữa các phân tử mạnh hơn, do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử của hai tấm kính ở rất gần nhau đến mức chũng có thể hút nhau. Điều này không xảy ra với hai tấm ván.
Câu 4. Khi bình đựng chất lỏng nổ, áp suất giảm nhanh về không, nó không gây sự phá hoại lớn. Khi bình ga nổ, thể tích khí tăng lên nhanh chóng do áp suất giảm mạnh, các mảnh của nó thu được vận tốc lớn có thể gây sức công phá lớn.
Câu 5. Khi đun, nhiệt độ tăng, không khí trong các thớ của than nở ra làm nứt các cục than tạo ra tiếng lánh tách, các hạt than bị bắn ra từ sự nứt của than.
Câu 6. Khị đang đóng đinh, công thực hiện chuyển thành động năng cho đinh và nội năng cho đinh và búa. Nhưng khi đinh đã được đóng chặt vào gỗ, công thực hiện chỉ chuyển thành nội năng, do đóa làm đinh nóng lên nhanh hơn.
Câu 7. Chì nóng lên nhiều hơn. Vì khi đập, động năng của búa chuyển hóa một phần thành nội năng làm các vật nóng lên, phần còn lại làm cho búa nảy lên. Khi đạp vào chì, búa nảy lên thấp hơn tức là năng lượng chuyển thành nội năng nhiều hơn làm cho nó nóng lên nhiều hơn.
Câu 8. Vì nhôm không bị thiếc nóng chảy làm dính ướt nên thiếc không bám chắc vào nhôm được.
Câu 9. Mực nước trong ống mao quản dâng cao hơn vì khi nhiệt độ giảm, hệ số căng bề mặt ngoài của nước tăng nhanh hơn so với sự tăng khối lượng riêng.
Câu 10. Cách làm: Làm ướt đều bi dông bằng một lớp nước mỏng, sau đó làm nóng đều bi dông và theo dõi sự bay hơi của nước này. Ta sẽ thấy phần bo dông phía trên khô trước, phần phía dưới khô chậm hơn. Nhờ sự khô chậm hơn ở phần dưới mà ta áng chừng được lượng dầu hỏa chứa trong bi dông. Hiện tượng được giải thích như sau: Phần trên của bi dông chỉ có không khí và hơi dầu, có khối lượng nhỏ hơn nhiều so với phần dầu ở phía dưới nên khi được nung nóng đều (cung cấp nhiệt lượng như nhau) phần phía trên sẽ bay hơi nhanh hơn phần dưới.
Câu 11. Nhiệt từ lòng bàn tay làm nóng không khí ở gần cái chong chóng, tạo ra dòng đối lưu làm nó quay.
Câu 12. Chỉ cần dùng tay nhúng nước, nhỏ vài giọt nước chỗ que tre bị bẻ gập. Do hấp thụ nước, chỗ gỗ của que tăm trở lên trương nở, hai cánh chữ V tách ra càng lớn cho đến khi lớn hơn đồng xu, làm đồng xu lọt vào trong cốc.
Câu 13. Nước rất ít dính ướt thủy tinh nếu như thủy tinh bị bẩn dầu mỡ, dù chỉ là một chút. Miệng li thường tiếp xúc với các ngón tay có mỡ nhờn nên sẽ không dính ướt nước. Do đó nước bị các kim chiếm chỗ tạo thành một chỗ vồng lên. Nhìn vào chỗ vồng lên ấy có vẻ không đáng kể, nhưng nếu tính thể tích của các kim và so sánh nó với thể tích của chỗ vồng hơi nhô lên khỏi miệng cốc ta sẽ thấy thể tích của kim nhỏ hơn thể tích của chỗ vồng lên hang trăm lần. Vì thế một li đầy nước còn có thể nhận thêm vài trăm kim nữa.
Câu 14. Sự giảm nhiệt độ từ 00C đến 40C.
Câu 15. Nước là vật dẫn nhiệt kém. Vì vậy khi mặt trời chiếu sáng trên mặt nước thì đốt nóng không được sâu. Mặt khác nước khi bốc hơi lại lạnh đi. Vì vậy không khí được đốt nóng có nhiệt độ cao hơn so với nước sông, hồ.
Câu 16. Cần phủ lên các sợi dây một lớp sáp mỏng sau đó giữ chặt cả hai sợi dây ở một đầu và đốt nóng ở chỗ bị giữ chặt. Sau những khoảng thời gian bằng nhau, do chiều dài các đoạn dây mà tại đó sáp bị chảy ra từ đó so sánh được độ dẫn nhiệt.
Câu 17. Giấy cháy khi có nhiệt độ vài trăm độ. Ngọn lửa của bếp đốt bằng hơi dầu hỏa có nhiệt độ cao hơn 15000C. Nhưng khi có nước nhiệt độ của giấy không thể vượt quá 1000C, vì năng lượng của ngọn lửa luôn luôn bị nước chứa đầy cốc lấy đi. Như vậy, nhiệt độ của giấy thấp hơn nhiệt độ mà ở đó nó bốc cháy.
Câu 18. Cây nến trong phòng có nhiệt độ - 100C sẽ cháy nhanh hơn. Vì ở buồng lạnh khối lượng riêng của không khí lớn hơn ở buồng nóng, nên trong một đơn vị thể tích trong buồng lạnh lượng ô xi sẽ nhiều hơn, duy trì sự cháy tốt hơn.

Câu 20. Số phân tử khí ở hai bình như nhau. Phân tử lượng trung bình của không khí (≈ 29 g) lớn hơn phân tử lượng trung bình của hỗn hợp không khí và hơi nước (≈ 18g). Vậy bình có không khí ẩm nhẹ hơn bình có không khí khô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét