Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Bài 32: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (tiết 2)


Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 51. Bài 31.
  PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (tiết 2)
I.     Mục tiêu
1.   Kiến thức
       - Nêu được phương trình trạng thái khí lí tưởng.
- Nêu đuợc định nghĩa quá trình đặng áp, viết được biểu  thức liên hệgiữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được đường đẳng áp trong hệ trục tọa độ (p, T ) và (p,t)
- Hiểu được ý nghĩa vật lí của “ không độ tuyệt đối”


2.    Kĩ năng
- Từ các phương trình của định luật Bôilơ – Mariốt và định luật Sáclơ xây dựng được phương trình Cla-pê-rôn và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng của các đẳng quá trình.
- Vận dụng được phương trình để giải được bài tập.
   3.  Thái độ
      - Nghiêm túc, tập trung, nhiệt tình.
II.     Chuẩn bị
1.   Giáo viên: - Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái
2. Học sinh: - Ôn lại các bài 29, 30
III.    Tiến trình dạy học
1. Ổn định, Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định luật Sac-lơ, viết biểu thức? Định nghĩa quả trình đẳng tích?
2. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp.
Mục tiêu cụ thể: Viết được biểu thức giữa V và T khi P = const


Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
GV. - Gợi ý cho Hs nhận xét từ pt =
Nếu p không đổi (p1 = p2 ) thì ta sẽ được phương trình ntn ?
- Từ phương trình (*) yêu cầu phát biểu định luật Gay Luy-xác
HS. Học sinh lập công thức và trả lời
= => hay (*)
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
     hay (*)
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường đẳng áp
Mục tiêu cụ thể: Vẽ được đường đẳng áp
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi chép
GV. - Gợi ý: Xét hai điểm thuộc hai đường đẳng áp, biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ
HS. Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ trong quá trình đẳng áp.
- Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được.
- So sánh áp suất ứng với hai đường đẳng áp của cùng một lượng khí vẽ trong cùng một hệ tọa độ (p-T)


3. Đường đẳng áp
 Trong hệ tọa độ (V,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
- với những áp suất khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng áp khác nhau.
- Các đường đẳng áp ở trên ứng với  P2 nhỏ hơn P1

Hoạt động 3 : Tìm hiểu Độ không tuyệt đối
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
GV. - Từ PTTT Nếu giảm nhiệt độ tới 0K thì p và V sẽ có giá trị như thế nào?
- Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ dưới 0K thì áp suất và thể tích thế nào?
- Giới thiệu về nhiệt giai Ken-vin
HS. .- p = 0 và V = 0
Các phân tử ngừng chuyển động
- p < 0 và V < 0
Không thể xảy ra
IV. Độ không tuyệt đối
-  Nhiệt giai bắt đầu từ 0K (- 273C)
-  0K gọi là độ không tuyệt đối
- Các nhiệt độ trong nhiệt giai này đều dương 1K bằng 1oC (nhiệt giai xen-xi-út)

Hoạt động 4. Củng cố, vận dụng, dặn dò
- Nêu trọng tâm cần đạt của bài học
- Yêu cầu HS làm bài 7 SGK.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu : HS chuẩn bị bài sau.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét