Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC - LƠ


Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 49. Bài 30.
 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT  SÁC - LƠ
I.      Mục tiêu 
1.   Kiến thức 
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích.
- Phát biểu và nêu được biểu thức về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích.
- Nhận biết được dạng đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
- Phát biểu được định luật Sác- lơ.


2.   Kĩ năng 
- Xử lý được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích.
- Vận đụng được định luật Sác- lơ để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự.
   3.  Thái độ
      - Nghiêm túc, tập trung, nhiệt tình.
II.    Chuẩn bị 
1.  Giáo viên 
- Thí nghiệm vẽ ở hình 30.1, 30.2 SGK.
- Bảng “Kết quả thí nghiệm”, SGK.
2.   Học sinh
- Giấy kẻ ô li 15x15cm
- Ôn lại về nhiệt độ tuyệt đối.
III.    Tiến trình dạy học
1. Ổn định, Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu định luật Boi-lo –Ma-ri-ốt, viết biểu thức? Định nghĩa quả trình đẳng nhiệt?

2. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình đẳng tích và phát hiện vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể: Phát biểu được khái niệm đẳng tích
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
GV. Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Viết biểu thức của định luật Boi- lơ – Ma- ri- ốt? Từ đó rút ra định nghĩa quá trình đẳng tích?
- Nhận xét về trình bày của học sinh.
HS. - Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
- Phát biểu khái niệm quá trình đẳng tích.
I. Quá trình đẳng tích:
      Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích
Hoạt động 2 : Phát biểu và vận dụng định luật Sác- lơ
Mục tiêu cụ thể:Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Sác – lơ 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV. Gợi ý : Nếu tỷ số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỷ lệ thuận.Nếu tích số  giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỷ lệ nghịch
- Giới thiệu về định luật Sác- lơ.
- Hướng dẫn : xác định áp suất và nhiệt độ của khí ở mỗi trạng thái và áp dụng định luật Sác- lơ.
HS.  Quan sát hình 30.2 và trình bày phương án thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng tích.
- Xử lý số liệu ở bảng 30.1 để rút ra quan hệ p-T trong quá trình đẳng tích.
- Phát biểu về quan hệ p-T trong quá trình đẳng tích.
- Rút ra phương trình 30.2.
- Làm bài tập ví dụ.
II. Đinh luật Sác-lơ
   1. Thí nghiệm:
   2. Định luật Sác-lơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định ,áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối .
         P ~  T =>  = hằng số .
- Gọi p1 , T1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái 1
- Gọi p2 , T2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái 2       
       
Hoạt động 3  Tìm hiểu về đường đẳng tích
Mục tiêu cụ thể: Vẽ được đường đẳng tích
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV. - Hướng dẫn sử dụng số liệu bảng 30.1, vẽ trong hệ tọa độ (p-T).
- Nêu khái niệm và dạng đường đẳng nhiệt.
So sánh V1  và V2 ?
- Gợi ý:Xét hai điểm thuộc hai đường đẳng tích, biểu diễn các trạng thái có cùng áp suất hay cùng nhiệt độ
HS. Vẽ đường biểu diễn sự biến thiện của áp suất theo nhiệt độ trong quá trình đẳng tích.
- Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được.
Suy nghĩ, thảo luận và đưa ra so sánh
- So sánh thể tích ứng với hai đường đẳng tích của cùng một lượng khí vẽ trong cùng một hệ tọa độ (p-T)
III.  Đường đẳng tích
  Đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
- Với những thể tích khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng tích khác nhau.
- Các đường đẳng tích biểu diễn V2 nhỏ hơn V1



Hoạt động 4. Củng cố, vận dụng, dặn dò
- GV nêu câu hỏi củng cố bài học.
- Nêu trọng tâm cần đạt của bài
- Hoàn thiện câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Yêu cầu : HS chuẩn bị bài sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét